Kim cương máu từ lâu đã là vấn đề nổi cộm và nhức nhối trên toàn cầu, nó tạo ra nhiều bất ổn về mặt chính trị, xã hội và môi trường. Điều đó thúc giục các tổ chức và các nhà cầm quyền đưa ra một giải pháp triệt để cho vấn đề này. Đó chính là nguyên nhân quy trình Kimberley được ra đời từ đầu những năm 2000. Những quy định và thỏa thuận trong quy trình này đã tạo điều kiện cho phép các nhà chức trách chấm dứt tình trạng kim cương máu. Bài viết dưới đây Tú An Moissanite sẽ giới thiệu đến các bạn nguồn gốc, nguyên tắc và cách mà quy trình này chống lại kim cương máu như thế nào. Vì vậy bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Contents
Quy trình Kimberley là gì?
Quy trình Kimberley là tên của diễn đàn quốc tế nhằm xóa bỏ xung đột kim cương khỏi thương mại thế giới. Đây là một liên minh ba bên bao gồm các chính phủ, ngành công nghiệp và xã hội dân sự. Hiện có 56 Chính phủ tham gia, đại diện cho 82 quốc gia, với Liên minh Châu Âu và các quốc gia thành viên được tính là một Thành viên duy nhất, do Ủy ban Châu Âu đại diện.
Quy trình này bắt đầu hoạt động vào năm 2003, kiểm soát hoạt động buôn bán kim cương thô giữa các quốc gia tham gia thông qua việc thực hiện trong nước một chương trình chứng nhận giúp thương mại minh bạch và an toàn hơn và cấm giao dịch với những người không tham gia.
Lịch sử hình thành quy trình Kimberley
Quy trình Kimberley được thành lập vào tháng 5 năm 2000, khi đại diện của các bang sản xuất kim cương, ngành công nghiệp và xã hội dân sự gặp nhau tại Kimberley, Nam Phi, để thảo luận về cách chấm dứt hoạt động buôn bán kim cương đang gây ra các cuộc xung đột dân sự ở Châu Phi.
Mục tiêu của cuộc họp là xem xét chung các phương pháp đảm bảo rằng việc bán kim cương thô không thể tài trợ cho các hoạt động bạo lực của các phong trào nổi dậy và đồng minh của họ đang tìm cách phá hoại các chính phủ hợp pháp.
- Vào tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt ủng hộ việc tạo ra một chương trình chứng nhận quốc tế cho kim cương thô, và đến tháng 11 năm 2002, các cuộc đàm phán thành công trong KP đã dẫn đến việc thành lập Hệ thống Chứng nhận Quy trình Kimberley (KPCS).
- KPCS có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2003, khi các quốc gia tham gia bắt đầu thực hiện các quy tắc của nó. Trước đó, mỗi quốc gia hoặc khu vực tham gia đã được yêu cầu phê duyệt luật và quy định cần thiết cho phép triển khai hệ thống trên lãnh thổ của họ.
Quy trình Kimberley chống lại kim cương máu như thế nào?
Theo như những quy ước trong quy trình Kimberley thì nguồn gốc của những viên kim cương được khai thác một cách hợp pháp tại các quốc gia sẽ được chứng thực. Và dòng kim cương sẽ chỉ trung chuyển tại các quốc gia tham gia hiệp ước này. Từ đó những viên kim cương không có nguồn gốc rõ ràng sẽ không có thị trường tiêu thụ, gây khó khăn cho những kẻ buôn kim cương máu vì mục tiêu lợi nhuận và kìm hãm nhu cầu khai thác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kim Cương De Beers – Sự Khởi Nguồn Của Đế Chế Kim Cương
Sự cam kết thỏa thuận giữa các quốc gia cũng thúc giục lãnh đạo của quốc gia đó phải có trách nhiệm trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động khai thác kim cương tại mỏ và cánh đồng kim cương. Sự sát sao trong quản lý tạo sự khó khăn nhất định cho những người khai thác kim cương máu. Điều này ít nhiều góp phần làm giảm sự xung đột về lợi ích giữa các quốc gia.
Những quy định trong quy trình Kimberley ngăn cấm sự bóc lột sức lao động, đặc biệt là đối với trẻ em. Về mặt pháp luật thì điều này là không được phép và nếu như các quốc gia siết chặt hơn trong việc ban hành các đạo luật cụ thể, trong thời gian tới vấn đề kim cương máu hoàn toàn có thể được kiểm soát.
Những lỗ hổng còn tồn tại
Tuy có những tác động nhưng trong việc kiểm soát kim cương máu trong hơn 20 năm kể từ ngày ký kết, vẫn tồn tại những lỗ hổng nghiêm trọng đối với quy trình này.
- Nó mới chỉ nhắm tới kim cương thô. Nhiều đơn vị khai thác kim cương máu trốn tránh bằng cách đánh bóng những viên kim cương trước khi tiêu thụ. Theo thống kê thì có đến hơn 25% kim cương thô trên thị trường hiện nay thoát khỏi sự kiểm soát của các nhà chức trách bằng cách khai thác lỗ hổng này.
- Việc vận hành quy trình vẫn chưa nhắm tới đúng đối tượng. Khi những mỏ kim cương trái phép bị phát hiện và xử lý, những công nhân làm việc tại đây sẽ bị bóc lột và tra tấn. Điều này rất mâu thuẫn vì thực sự thì người cần bị nhắm tới đáng lẽ ra phải là những nhà quản lý.
Giải pháp triệt để cho kim cương máu liệu có hay không?
Dù quy trình KP đang làm rất tốt trong việc minh bạch hóa việc khai thác kim cương nhưng thực tế đã chứng minh rằng vấn nạn này vẫn còn tồn tại bằng cách nào đó và gây ra nhiều nhức nhối.
Sẽ không sai nếu nói “người gián tiếp” tiếp tay cho kim cương máu chính là những người chấp nhận tiêu thụ loại kim cương này. Thông thường thì do không có nguồn gốc, kim cương máu sẽ có giá cả cạnh tranh hơn và hấp dẫn được những người tiêu dùng có ngân sách không quá nhiều nhưng vẫn muốn sở hữu những viên kim cương lấp lánh.
Vậy liệu rằng nếu tình trạng này còn tiếp diễn thì tình trạng kim cương máu có được xử lý triệt để hay không? Trên thực tế hiện nay với sự ra đời của kim cương Moissanite thì thị phần tiêu thụ kim cương máu đã giảm đi đáng kể. Với mức giá chỉ bằng 1/15 kim cương nhân tạo, Moissanite mang lại một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn với vẻ đẹp hoàn mỹ và chất lượng trọn vẹn 9,5/10.
https://www.youtube.com/watch?v=lvGgX3zQ6rw
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Tú An Moissanite về câu hỏi được nhiều người quan tâm: quy trình kimberley chống lại kim cương máu như thế nào? Chúng tôi tin rằng nếu có được thêm thông tin về kim cương sẽ có thể giúp quý khách hàng lựa chọn được những thiết kế trang sức kim cương hoàn hảo nhất cho bản thân mình. Cùng xem bộ sưu tập trang sức Moissanite của Tú An để tìm được trang sức kim cương yêu thích nhất nhé!
Tôi là Nguyễn Thanh Giang (Giang Winnie ) là Founder & CEO sáng lập thương hiệu trang sức đá quý Tú An Moissanite. Với sứ mệnh giúp phái đẹp trở nên hoàn hảo hơn từ những mẫu thiết kế trang sức cao cấp kết hợp kim cương Mỹ