Là loại đá quý vô cùng quý hiếm và xa xỉ chắc hẳn bạn nghĩ rằng kim cương chỉ thích hợp làm các loại trang sức lỗng lẫy với mức giá cao kỷ lục? Trên thực tế các thống kê đã chỉ ra chỉ số ít những viên kim cương thô khai thác trong tự nhiên sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo mới được sử dụng làm trang sức. Vậy ứng dụng của kim cương trong cuộc sống là gì, điều này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây!
Cùng Tú An Diamond điểm qua một vài ứng dụng của kim cương mà có thể bạn chưa biết!
Contents
Ứng dụng của kim cương trong việc làm đồ trang sức
Ứng dụng đầu tiên của kim cương chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là làm các thiết kế trang sức. Với vẻ đẹp tự nhiên của mình, bản thân kim cương đã tự tỏa ra vẻ sang trọng và quý phái khiến bao người phải ao ước. Chắc hẳn cô gái nào cũng mong muốn được sở hữu những trang sức kim cương đắt giá để tôn lên nét đẹp của bản thân.
Kim cương được sử dụng để chế tạo nhiều loại trang sức như: bông tai kim cương, nhẫn kim cương, dây chuyền kim cương,… Từ những viên kim cương thô được chọn lựa chọn kĩ càng, những người thợ kim hoàn sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất kết hợp với sự khéo léo, óc sáng tạo của mình để tạo ra những thiết kế trang sức kim cương thời thượng nhất theo yêu cầu của khách hàng.
Tùy vào loại kim cương thì chúng sẽ được ứng dụng vào làm các món trang sức khác nhau. Hiện nay, có 3 loại kim cương phổ biến nhất đó là: kim cương thiên nhiên, kim cương nhân tạo và các loại đá có thuộc tính giống kim cương như Moissanite. Cách phân loại kim cương cũng giúp bạn biết được giá cả của chúng có đắt hay không.
Sử dụng kim cương để cắt vật liệu
Kim cương sau nhiều năm chịu đựng áp lực địa chất ở tận sâu trong lòng đất đã được tôi luyện thành kim loại cứng nhất trên thế giới. Độ cứng của kim cương được lấy làm quy chuẩn để so sánh độ cứng giữa các kim loại và đá quý. Nếu điểm độ cứng cao nhất là 10 thì kim cương sẽ đạt điểm 10 tuyệt đối này.
Nhờ đặc tính đó mà kim cương được ứng dụng làm vật liệu cắt. Vậy bạn có thắc mắc là cái gì cắt được kim cương không?
Ứng dụng của kim cương làm mũi khoan
Trong việc cắt các vật liệu cứng hay khoan địa chất đòi hỏi mũi khoan chịu được áp lực lớn và liên tục thì kim cương là sự lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể nghĩ đến. Và trong thực tế ở đầu các mũi khoan thường được gắn thêm kim cương để tăng lực khoan và khoan được cả những bề mặt “cứng đầu” nhất.
Tuy nhiên do kim cương rất đắt nên các nhà sản xuất chỉ cho một lượng rất nhỏ kim cương ở đầu mũi khoan. Kim cương cũng được tán thành bột để tiết kiệm chi phí.
Cắt các vật liệu cứng bằng kim cương
Đối với một số vật liệu cứng và dễ vỡ như kính hay thủy tinh thì chúng ta không thể cắt bằng các loại dao cắt bình thường. Dao cắt kinh và thủy tinh đòi hỏi phải vừa sắc, vừa chịu được áp lực cắt lớn.
Chính vì nguyên nhân đó nên người ta thường sử dụng dao kim cương để cắt loại vật liệu đặc biệt này. Dao kim cương cũng có kết cấu như các loại dao bình thường khác nhưng được chế tạo từ kim cương và một số kim loại khác nhau.
Ngoài thủy tinh và kính, dao kim cương cũng được sử dụng để cắt chính kim cương. Bởi vì kim cương đã là kim loại cứng nhất rồi mà không có thứ gì cứng hơn để cắt được nó ngoài chính nó, phải không nào?
Kim cương được ứng dụng làm các thiết bị quang học
Kim cương có đặc tính rất đặc biệt khiến nó khác với tất cả các kim loại khác. Đó là kim cương hầu như không phản ứng với bất cứ tác nhân hóa học nào. Thêm vào đó nó cũng có nhiệt độ dẫn nhiệt cao bất ngờ, hệ số giản nở thấp. Nhờ những điều đó, kim cương được mệnh danh là loại đá quý tồn tại vĩnh cửu với thời gian.
Và kim cương cũng là một chất dẫn tốt đối với các bức xạ có bước sóng ngắn và mang năng lượng lớn như tia hồng ngoại, tia tử ngoại,.. Dựa vào những đặc tính “có một không hai” của kim cương, nó được con người ứng dụng trong việc tạo ra các thiết bị quang học, các thiết bị điện tử hay các máy dò chất phóng xạ.
Liệu có kim loại cứng hơn kim cương hay không?
Khi đánh giá trên các thang đo độ cứng thì kim cương được đánh giá là kim loại cứng nhất trên thế giới và không có gì để hoài nghi về điều này. Tuy nhiên kim cương không phải là bất khả chiến bại, bởi lẽ kim cương có một điểm yếu là nó dễ bịn tổn thương ở nhiệt độ cao. Khi các nhà khoa học tiến hành nung kim loại này ở 800 độ C chúng bắt đầu bị phá vỡ cấu trúc.
Chính vì vậy từ lâu các nhà khoa học đã tìm kiếm một loại vật liêu siêu cứng, có tính ổn định hóa học tốt hơn so với kim cương. Vào năm 2009, họ đã công bố tìm thấy 2 vật liệu có thể đánh bại kim cương về độ cứng là Wurtzite boron nitride và Lonsdaleite. Và các kim loại này sẽ thay thế kim cương với các ứng dụng trong công nghiệp đòi hỏi sự bền bỉ trong nhiệt độ cao.
Trên đây là chia sẻ của Tú An Moissanite & Diamond về một vài ứng dụng của kim cương trong cuộc sống. Hi vọng thông qua những thông tin bên lề thú vị về kim cương thô và kim cương Moissanite đã giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ nhất về loại đá quý này. Tham khảo bộ sưu tập trang sức kim cương Moissanite của Tú An để ngắm nhìn những thiết kế trang sức kim cương thời thượng nhất trên thị trường hiện nay
Tôi là Nguyễn Thanh Giang (Giang Winnie ) là Founder & CEO sáng lập thương hiệu trang sức đá quý Tú An Moissanite. Với sứ mệnh giúp phái đẹp trở nên hoàn hảo hơn từ những mẫu thiết kế trang sức cao cấp kết hợp kim cương Mỹ