Con người luôn luôn ưa chuộng và tìm kiếm cái đẹp. Có một câu nói rằng chừng nào trên thế giới này vẫn còn tình yêu và chúng ta vẫn còn kết hôn với nhau thì nhu cầu sở hữu kim cương vẫn còn. Tuy nhiên liệu rằng những viên kim cương trong lòng đất có tồn tại mãi mãi hay không. Câu trả lời chắc chắn là không, việc khai thác kim cương vốn đã khó khăn giờ đây lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sự cạn kiệt của kim cương liệu rằng có phải trữ lượng kim cương giảm hay chúng ta cần cải tiến phương pháp khai thác. Cùng Tú An tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Contents
Kim cương được hình thành như thế nào?
Những viên kim cương tự nhiên được hình thành ở độ sâu 160 km dưới lòng đất. Với áp suất 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C những tinh thể Carbon sẽ kết tinh thành những viên kim cương thô. Không chỉ hình thành trong đất liền, những viên kim cương cũng được hình thành dưới đáy đại dương, tại đây độ sâu hình thành sẽ cần phải cao hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên áp suất cũng cần phải được tăng lên gấp nhiều lần.
Sau khi được hình thành dưới lòng đất, những ngọn núi lửa phun trào sẽ đưa những viên kim cương lên gần với mặt đất. Lần cuối cùng những ngọn núi lửa phun trào đã cách đây khoảng hơn 100 triệu năm. Dấu hiệu của sự phun trào núi lửa là những vụn tro Kali còn sót lại trên mặt đất. Thông thường đây cũng là một trong những dấu hiệu để các nhà khoa học phát hiện các mỏ kim cương.
Quy trình khai thác kim cương tự nhiên
Để khai thác những viên kim cương quý giá trong tự nhiên là điều không hề dễ dàng. Thực tế quá trình khai thác kim cương rất khó khăn và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân rất quan trọng khiến cho giá cả của những trang sức kim cương trở nên rất đắt đỏ.
Theo ước tính để có được 0,2 gram kim cương thì người ta cần tốn ít nhất 250 tấn đất đá và cát. Để dễ tưởng tượng thì bạn có thể hình dung lượng đất đá này có độ cao và độ rộng tương đương với một sân vận động và có chiều cao đến 160 km.
Về quy trình khai thác kim cương thì gồm rất nhiều các bước. Các nhà địa chất sẽ sử dụng các ống kimberlit của loài mối để phát hiện ra các mỏ kim cương. Để đến được nơi có kim cương ở dưới đáy của ống kimberlit trước tiên người ta phải khai thác hết đất đá phía trên hay hoạt động khai thác lộ thiên bắt đầu. Máy móc hạng nặng, máy xúc thủy lực, xe tải được sử dụng để khai thác loại đá quý này từ ống kimberlit.
Quy trình Kimberley và kim cương máu
Nói về quy trình , trước đây việc khai thác loại đá quý này diễn ra rất tự phát và không nằm trong bất cứ sự kiểm soát nào. Việc này khiến cho việc khai thác và phân phối kim cương chịu quá nhiều tác động của các nhà độc quyền. Những hoạt động khai thác kim cương trái phép hay “kim cương máu” diễn ra liên tục để lại nhiều hệ lụy về môi trường và xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng này, một quy trình khai thác đá quý được thành lập dựa trên hiệp ước Kimberley. Những quốc gia tham gia hiệp ước này cần có một sự cam kết chặt chẽ về việc khai thác kim cương một cách minh bạch theo một quy trình đã thống nhất. Chính quy trình Kimberley đã khiến cho nạn khai thác kim cương trái phép gần như không có cơ hội để phát triển.
Những viên kim cương được bán ra thị trường giờ đây cần phải có giấy chứng nhận rõ ràng về chất lượng và nguồn gốc thì mới thực sự có giá trị. Nếu thiếu đi điều đó, nó gần như một viên đá không có giá trị.
Liên hệ
Trên đây là những chia sẻ của Tú An Moissanite & Diamond về câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là quy trình khai thác kim cương. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích đối với bạn. Nếu như bạn đang quan tâm và tìm kiếm một chiếc nhẫn kim cương Moissanite hay bất cứ trang sức kim cương nào thì đừng bỏ lỡ những thiết kế trang sức kim cương trong bộ sưu tập Thu Đông 2021 của Tú An Moissanite.
Cùng theo dõi các chương trình khuyến mãi của Tú An để săm được món đồ trang sức kim cương ưa thích với mức giá rất rẻ nhé!
Tôi là Nguyễn Thanh Giang (Giang Winnie ) là Founder & CEO sáng lập thương hiệu trang sức đá quý Tú An Moissanite. Với sứ mệnh giúp phái đẹp trở nên hoàn hảo hơn từ những mẫu thiết kế trang sức cao cấp kết hợp kim cương Mỹ